Thứ Sáu, 20 tháng 1, 2017

MẶC ĐỖ QUY ẨN

MAI THẢO

Mỗi buổi sáng khi sương mù còn là một biển hơi trắng xoá chưa tan biến trên khắp vùng Missouri City, khi sân chơi mênh mông của ngôi trường tiểu học địa phương đối diện với cái địa chỉ văn chương Blue Ridge 1802 còn hoàn toàn vắng lặng, khi cách đó 5 dặm đường đồng, nhà thơ trẻ Hoàng Ngọc Ẩn, người hàng xóm Việt Nam còn ngủ vùi sau một ngày làm việc ở các tiệm sách nhạc mới mở dưới phố, nhà văn Mặc Đỗ đã một mình thức dậy.

Hình 1: bìa tạp chí Văn số hai, tháng 8, 1982
[nguồn: Da Màu http://damau.org/archives/32091]

      Thức giấc sớm giữa mỗi tinh sương thôn dã Texas còn trong vắt, đầu cành chưa chim hót, gờ mái chưa nắng dấy, lúc mà chuyển động của Texas duy nhất ở nơi những cỗ máy khoan dầu to nặng không tiếng in hình trên một nền trời cực Nam còn thoi thóp những vì sao cuối cùng chưa rụng, ở người nhà văn chủ lực của nhóm Quan Điểm là một thức giấc đã cố định, đã một đời. Từ xa thẳm thanh niên. Từ thiếu thời đại học. Nơi người sinh viên Hà Nội tiền chiến và tiền khởi nghĩa trước mỗi giấc ngủ đều hẹn giờ với cây kim báo thức, tắm nước lạnh những buổi sáng mùa đông và tập thể dục trước khung cửa phòng ngủ ngó xuống 36 phố phường chưa một tiếng xe lăn. Thức giấc củng Hồ Tây mầu cốm đậm chưa ngời ngời một triệu con trăng ánh sáng. Cùng Quan Chưởng đèn khuya còn thắp, chuyến xe điện Yên Phụ đầu ngày lát nữa mới Kim Liên.

MỘNG MỘT ĐỜI

MẶC ĐỖ

Ngô Thế Vinh quý mến,
 
Tôi gửi Vinh bài viết này để Vinh, người duy nhất đọc, sau đó cất giữ kỹ chờ tới khi thân xác tôi đã ra tro sẽ cho một báo nào Vinh xét nên để đăng. Nếu tình cờ khi đó có báo làm một số chủ đề về đời văn của tôi, bài này đứng chung với những bài khác, thì đẹp nhất.

Từ bao nhiêu năm nay tôi muốn viết ra nhưng thấy buồn quá, mãi tháng trước tôi nghĩ nên viết khi cái đầu còn thật tỉnh, viết rồi suy nghĩ biết Vinh thật tình với tôi và hiểu làng báo và những người làm báo nên trao tay Vinh. Vinh vui lòng nhận gửi gấm cuối đời của tôi... Mặc Đỗ

Hình 1: chân dung Mặc Đỗ,
photo by Trần Cao Lĩnh
*
      Một chú bé lớn lên hai vai đeo hai thứ ngôn ngữ, ngôn ngữ mẹ dĩ nhiên và một ngoại ngữ tình cờ quen khá sớm. Đồng thời lọt tai cũng khá sớm là những tình tiết trong truyện Tàu. Quốc văn, Pháp văn cùng với Truyện in dấu sâu và đậm trong cuộc đời chú bé đó. Vì mê thích nghe đọc truyện từ khi chưa biết đọc cho nên bắt đầu đi học chú bé đã ham học để được đọc nhiều. Ngày một thêm quen đọc tự nhiên mọc trong đầu chú bé, tuần tự theo tuổi lớn, ước vọng rồi đây cũng sẽ viết.

Thứ Bảy, 14 tháng 1, 2017

TIBETAN SPRINGTIME AND THE TALE OF THE MAJOR RIVERS IN ASIA

To the Friends of the Mekong

NGÔ THẾ VINH

If Tibet dries, Asia dies
[www.tibetanwomen.org]

 Picture 1: The Dalai Lama and the Third Pole of the World
[source: http://www.activeremedy.org]

THE THIRD POLE OF THE WORLD 

About three million years ago, Tibet still lied at the bottom of the Tethys sea, a vast expanse of water that covered the landmass of Asia and India. A violent collision between pre-continental Gondwanaland and Laurasia caused a massive earthquake that pushed the area that is present day India northward. An entirely new geological formation emerged from this process: most notably the Himalayan chains and Tibetan High Plateau.

Such a geological history put Tibet at a high elevation of 3,500 to 5,000 m and understandably it is hailed as the "Snow country ", “rooftop of the world”, or "the Third Pole" – the other two being the North and South Poles. With an area of more than one million km2, almost as large as Western Europe, this country is isolated from the outside world on three sides by inaccessible mountain ranges: the Himalayans to the south, Karakoram to the west, Kunlun and Tangla to the north while in the east, it is intersected by low-rising mountain ranges and deep valleys sloping gently toward the Chinese borders adjoining the Sichuan and Yunnan Provinces. [Picture 2]The northwest region of Tibet is a sparsely inhabited no-man’s-land stretching for over 1,200 kilometers in a west-east direction. Further south, nomads roam the mountains and steppes with their herds of sheep, goats, and Yaks. Going east, one arrives at the city of Kham and in the northeast is the city of Amdo, the birthplace of the 14th Dalai Lama. It is also this country’s most prosperous and populated region. Further south, the climate becomes milder and the Tsangpo River along with its many tributaries bring their life-giving water to the local inhabitants.

The Tibetan peasants mainly plant wheat and potatoes as the secondary crop. Due to irregular weather changes, the local harvests suffer from constant damages caused by hails and frost. As a result, the Tibetans rely on animal husbandry of Yaks, sheep, goats, and chickens for a more reliable food source. The Tibetans prefer to eat roasted wheat flour called Tsampa, their daily staple. In Tibet one can find the perfect image of the steppes, high mountains, deep valleys and a sky that normally looks the clear blue color of jade. Up to the end of the 19th century, the lifestyle of the Tibetans remained unchanged from what it was for thousands of years.

MÙA XUÂN TÂY TẠNG VÀ CÂU CHUYỆN NHỮNG DÒNG SÔNG

Gửi Nhóm Bạn Cửu Long 

NGÔ THẾ VINH

If Tibet dries, Asia dies
Nếu Tây Tạng khô hạn, Châu Á chết
[www.tibetanwomen.org]

 Hình 1: Đức Dalai Lama và Cực Thứ Ba của Trái Đất
[nguồn: http://www.activeremedy.org] 

CỰC THỨ BA CỦA TRÁI ĐẤT

Khoảng ba trăm triệu năm trước, Tây Tạng còn nằm dưới đáy biển Tethys nguyên là một đại dương mênh mông bao trùm cả diện tích Châu Á và Ấn Độ. Do hành trình va chạm dữ dội của hai khối tiền lục địa Gondwanaland và Laurasia tạo nên cơn địa chấn với sức ép khổng lồ từ khối đất Ấn Độ dồn lên phía bắc tạo thành dãy Hy Mã Lạp Sơn và Cao nguyên Tây Tạng. 

Với lịch sử địa chất ấy, Tây Tạng là vùng đất cao từ 3500 tới 5000 m – được mệnh danh là "xứ tuyết", “nóc của trái đất”, hay "Cực Thứ Ba / Third Pole" -- hai cực kia là Bắc Cực và Nam Cực. Tây Tạng với diện tích hơn một triệu km2 gần bằng Tây Âu nhưng cô lập với thế giới bên ngoài bởi ba bề núi non hiểm trở: phía nam là dãy Hy Mã Lạp Sơn, phía tây là rặng Karakoram, phía bắc là các rặng Kunlun và Tangla; riêng phía đông cũng bị cắt khoảng bởi các dãy núi không cao và lũng sâu và thoải dần xuống tới biên giới Trung Hoa, ráp gianh với hai tỉnh Tứ Xuyên và Vân Nam.

Phía tây bắc, Tây Tạng là một vùng đất hoang đông giá, gần như không người no-man’s-land trải dài hơn 1200 km từ tây sang đông. Phía nam là vùng núi non với thảo nguyên, nơi sống của dân du mục với các đàn cừu dê và những con bò Yaks.  Phía đông là tỉnh Kham và đông bắc là tỉnh Amdo (quê hương của Đức Dalai Lama thứ 14) là vùng trù phú và đông dân nhất. Thứ đến là vùng đất phía nam khí hậu bớt khắc nghiệt, nơi có con Sông Yarlung Tsangpo với những phụ lưu như một mạch sống.
Người nông dân Tây Tạng chủ yếu trồng lúa mạch và khoai tây là hoa màu phụ. Khí hậu thay đổi thất thường như mưa đá, đông giá nên mùa màng luôn luôn bị hư hại. Nguồn thực phẩm ổn định hơn là nuôi gia súc ngoài đàn bò Yaks còn có trừu, dê và gà để lấy trứng. Tsampa làm từ bột lúa mạch sấy là món ăn thường nhật của người Tây Tạng. Quốc gia Tây Tạng là hình ảnh mênh mông của những thảo nguyên với núi cao và lũng sâu, bầu trời thường thì trong xanh như ngọc. Cho tới cuối thế kỷ 19, nếp sống của họ vẫn vậy như từ hàng ngàn năm trước.

BÀI THƠ VÕ PHIẾN NĂM 2000

Thân tặng
anh chị Ngô Thế Vinh  


Thoạt tiên nhà ấy nhà ai?
Dù sao, hai mươi năm ta đã ở
Quen lối thông ra các buổi mai
Quen ngõ vào buổi tối
Cơn vui sân trước
Nỗi buồn vườn sau
Giấc chiêm bao ở buồng này
Trận cãi nhau trong phòng nọ...
Nước mắt nụ cười vương vãi đó đây
Sống xuề xoà, dấu vết tung hê bừa bãi
*
Rồi đây, nhà này sẽ... nhà ai?
Ai ra vào mỗi tối mỗi ban mai?
Võ Phiến
Los Angeles, tháng 5 năm 2000


Thứ Ba, 3 tháng 1, 2017

NGUYỄN-XUÂN HOÀNG VÀ MÙA THU NHẬT BẢN



Hình 1: Nguyễn-Xuân Hoàng, photo by Trần Cao Lĩnh

Nếu bảo qua tuổi 70 xưa nay là hiếm, thì Nguyễn-Xuân Hoàng sinh năm 1937 cũng đã bước qua tuổi 77, nhưng đó là ý niệm tuổi tác của thế kỷ trước. Sang đến thế kỷ 21, với tiến bộ của y khoa, qua tuổi 80 nay cũng không còn là hiếm. Quen được Nguyễn-Xuân Hoàng trong hoàn cảnh nào thì tôi không nhớ, nhưng đó là một tình bạn khá lâu năm. Khoảng giữa thập niên 1960-1970 Nguyễn-Xuân Hoàng đã cùng với Huỳnh Phan Anh, Nguyễn Đình Toàn, Đặng Phùng Quân, Nguyễn Nhật Duật và Nguyễn Quốc Trụ chủ trương nhà xuất bản Đêm Trắng. Họ đều ở lứa tuổi trên dưới 30, sức sáng tác đang sung mãn với phong cách riêng mỗi người, được coi như là nhóm “Tiểu Thuyết Mới”, với quán La Pagode như một điểm hẹn sinh hoạt. Và tên tuổi mỗi người trong nhóm, sau này đều trở thành nhân dáng những nhân vật tiểu thuyết của Nguyễn-Xuân Hoàng.